TIÊU CHUẨN GLOBAL-GAP “ĐƯỜNG ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO”

       1. TIÊU CHUẨN GLOBAL-GAP LÀ GÌ?

       GlobalGap, gọi là Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, là một bộ tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho các nông sản trên phạm vi toàn cầu.

       2. CÁC BƯỚC ĐẠT CHỨNG NHẬN GLOBALG.A.P.

             Bước 1: Tìm hiểu phạm vi chứng nhận

             – Cần xác định sản phẩm thuộc nhóm Trồng trọt (Trái cây, Rau củ quả, Hoa, Trà,…) hay Chăn nuôi (Heo, gà,…) hay Thủy sản để lựa chọn bản tiêu chuẩn GlobalGAP. hiện hành.

             – Tham gia lớp đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn GlobalGAP liên quan về các nội dung bản chất, các yêu cầu…

             Bước 2: Chuẩn bị đánh giá chứng nhận

             – Sau khi nắm các yêu cầu của Tiêu chuẩn GlobalGAP liên quan, trang trại tiến hành thực hành trồng trọt/ chăn nuôi đáp ứng tuân thủ theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn. Bao gồm các công việc chủ yếu:

             – Xây dựng hệ thống tài liệu quản lý trang trại theo GAP

             – Điều chỉnh các hoạt động canh tác đáp ứng GAP: ghi chép nhật ký canh tác, nhận diện các khu vực hoạt động, đảm bảo sử dụng phân bón, thuốc BVTV, chất hỗ trợ đáp ứng an toàn của thị trường và quốc gia, tuân thủ truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn, sức khỏe và phúc lợi người lao động trong trang trại,….

             – Thực hiện đánh giá nội bộ việc đáp ứng tại trang trại và lưu hồ sơ

             Bước 3: Tìm kiếm tổ chức chứng nhận GlobalGAP

             – Một số tổ chức chứng nhận GlobalGAP uy tín tại Việt Nam như: CUC (Control Union, BVC- Bureau Veritas, Cglobal, IQC,…)

             – Với các Trang trại sử dụng dịch vụ Tư vấn chứng nhận trọn gói, Công ty sẽ giới thiệu luôn tổ chức đánh giá chứng nhận uy tín phù hợp cho doanh nghiệp.

             Bước 4: Đánh giá chứng nhận

             1.Đăng ký chứng nhận với tổ chức chứng nhận và hoàn tất chi phí

             2.Tổ chức chứng nhận sẽ lên lịch đánh giá

             3.Đánh giá chính thức

             4.Hoàn thành các hành động khắc phục

             Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận và duy trì chứng nhận

             Sau khi đánh giá và khắc phục các điểm chưa phù hợp, Trang trại tuân thủ 100% các yêu cầu Chính yếu và >95% Yêu cầu thứ yếu trong Tiêu chuẩn, sẽ nhận được chứng nhận GlobalGAP cho phiên bản và phạm vi chứng nhận liên quan.

       3. LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN GLOBAL.G.A.P.

  1. Nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm

             – Đảm bảo sản phẩm nông nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm.

             – Giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm hóa chất, vi sinh vật và kim loại nặng.

             – Truy xuất nguồn gốc rõ ràng, giúp kiểm soát chất lượng từ khâu sản xuất đến tiêu dùng.

  1. Mở rộng thị trường, tăng khả năng xuất khẩu

             – GLOBALG.A.P. là tiêu chuẩn được công nhận tại nhiều quốc gia và chuỗi siêu thị lớn trên thế giới.

             – Giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường xuất khẩu dễ dàng hơn, đặc biệt là châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

             – Tăng cơ hội hợp tác với các đối tác lớn trong và ngoài nước.

  1. Nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí

             – Ứng dụng quy trình sản xuất tiên tiến, tối ưu hóa tài nguyên như đất, nước, phân bón.

             – Giảm hao hụt do dịch bệnh, sâu bệnh nhờ kiểm soát tốt hơn về thuốc bảo vệ thực vật.

             – Cải thiện năng suất và chất lượng nông sản, từ đó tăng lợi nhuận.

  1. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

             – Giảm sử dụng hóa chất độc hại, hạn chế ô nhiễm đất và nguồn nước.

             – Khuyến khích sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và có trách nhiệm.

             – Góp phần vào mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.

  1. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

             – Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sản phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

             – GLOBALG.A.P. giúp xây dựng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm nông nghiệp.

             – Tăng giá trị thương hiệu và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

  1. Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động

             – Quy định về an toàn lao động giúp bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người lao động.

             – Nâng cao nhận thức về sản xuất an toàn, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *